Breaking News

[Case study] Nghiên cứu từ khóa của SEO Director Vinalink Media

Đây là một bài chia sẻ về nghiên cứu từ khóa trong SEO của Lê Thanh Sang (SEO Director Vinalink Media), có lẽ mình không cần giới thiệu về nhân vật này chắc các bạn cũng biết rồi. Bài viết này mình lấy trên trang rankbraino.com. Trang này là trang mà mình thường xuyên lên tham khảo những kiến thức về SEO nên nếu bạn nào chưa biết thì có thể vào đó tìm hiểu nhé!!!


Nghiên cứu từ khóa SEO 2017

Bạn còn nhớ trên trang chủ RankbrainO của tôi có 1 Banner “chạy chạy” với nội dung: “Keywords sẽ là Vua, chứ không phải Content hay Backlink!”?

Đôi khi chỉ cần chú ý tiểu tiết từng câu nói của tôi, các bạn có thể nhận thấy tôi đang tính đến bước cờ thứ 3 của ngành SEO. Và chả có gì thú vị hơn khi chia sẻ những kiến thức của mình không chỉ cho học viên, mà còn cho cả cộng đồng.

Thế nên khi đọc được bài viết này, các bạn vẫn đi chậm hơn so với học viên của tôi một vài bước.

BỞI VÌ:

Ở mỗi 1 lớp SEO tôi dạy, kiến thức luôn được cập nhật đầy ắp và hướng tới sự hiệu quả cho mỗi học viên. Và hầu như chả có buổi nào của từng khóa tôi dạy giống nhau.

Và ở bài viết này, tôi sẽ kể cho các bạn nghe…… một phần câu chuyện trong việc nghiên cứu từ khóa theo trường phái SEO VUA.
Bài viết nghiên cứu từ khóa này tôi sẽ chia ra làm 3 phần:

1. Nghiên cứu từ khóa theo Tools
2. Nghiên cứu từ khóa bị bỏ quên
3. Nghiên cứu từ khóa ngách
Hãy đọc chậm dãi, phân tích từng Case Study để áp dụng cho dự án của mình nhé!


1. Nghiên cứu từ khóa theo Tools


Tất nhiên là tôi chả bao giờ dùng tất cả các công cụ nghiên cứu từ khóa cả. Tôi coi trọng CHẤT LƯỢNG hơn SỐ LƯỢNG.

Vì vậy, tôi chỉ dùng Keywordtool.io bản trả phí để nghiên cứu.



Ngày trước tôi cũng e ngại về sự hiệu quả của Tools này, nhưng khi trải nghiệm tất cả các dự án của tôi đều thành công thì cách nghĩ của tôi đã khác rất nhiều.


Với bộ từ khóa nghiên cứu theo Tools tôi thường chọn tất cả các từ khóa khó nhất với lượng tìm kiếm hàng tháng cao nhất để làm.
Tôi thường có câu nói với học viên là: “Con số thì không biết nói dối”. Vì vậy hãy chọn những từ khóa có lượng Search hàng tháng để làm

Tôi nghiên cứu cả từ khóa “không dấu” và “có dấu” để tổng hợp thành một bộ từ khóa đầy đủ nhất.

Bài viết này tôi chọn dự án về “Thiết kế nội thất” để Review cho các bạn dễ theo dõi.


 Ở bộ từ khóa theo Tools này tôi chọn ra được những từ khóa sau:

• thiết kế nội thất nhà chung cư đẹp
• thiết kế nội thất căn hộ chung cư
• thiết kế nội thất chung cư 100m2
• thiết kế nội thất nhà chung cư
• thi công nội thất khách sạn
• thiết kế nội thất nhà ở
• thiết kế nội thất căn hộ chung cư cao cấp
• thiết kế và thi công nội thất chung cư
• thiết kế thi công nội thất chung cư
• thi công nội thất chung cư trọn gói
• tư vấn thiết kế nội thất chung cư
• thiết kế nội thất chung cư 70m2
• thi công nội thất chuyên nghiệp
• thiết kế nội thất chung cư đẹp
• thiết kế nội thất khách sạn
• thi công nội thất chung cư
• thiết kế nội thất châu âu
• thiết kế nội thất cổ điển
• thiết kế nội thất chung cư tại hà nội
• công ty thiết kế nội thất tại hà nội
• các công ty thiết kế nội thất
• thi công nội thất trọn gói
• thiết kế nội thất chung cư cao cấp
• công ty thiết kế nội thất uy tín
• thiết kế nội thất phòng trẻ em
• thiết kế nội thất tân cổ điển
• thiết kế nội thất nhà liền kề
• thi công nội thất
• thiết kế nội thất chung cư hiện đại
• thiết kế nội thất chung cư hà nội
• công ty thiết kế nội thất hà nội
• thiết kế nội thất nhà lô phố
• thiết kế nội thất chung cư
• thiet ke noi that chung cu
• tư vấn thiết kế nội thất
• thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống
• danh sách công ty thiết kế nội thất
• thiết kế nội thất biệt thự đẹp
• thi công nội thất tại hà nội
• thiết kế nội thất nhà đẹp
• thiết kế nội thất phòng ngủ hiện đại
• thiết kế và thi công nội thất
• thi công nội thất biệt thự
Tôi thường gọi bộ từ khóa theo tools là BỘ TỪ KHÓA FIX CỨNG. Vì tôi bắt buộc phải lên TOP tất cả các từ khóa khó nhất với lượng tìm kiếm cao nhất.

2. Nghiên cứu bộ từ khóa bị bỏ quên


Đây mới chính là bộ từ khóa giải cứu những dự án đi vào bế tắc. Từ khóa SEO VUA K100 tôi đã thay đổi giáo trình của mình khi ứng dụng kiến thức này cho học viên.

Tôi thích nghiên cứu, áp dụng, nếu thành công tôi sẽ đưa vào bài giảng của mình. Thế nên chả có khóa SEO nào mà tôi dạy giống nhau cả.

Và ngày đó cũng đến:
….DỰ ÁN CỦA TÔI ĐI VÀO BẾ TẮC.
Bế tắc có nghĩa là bộ từ khóa lên TOP rất chậm, Traffic tự nhiên không ổn.

Thế nào lúc đó tôi lại lóe lên 2 câu hỏi trong đầu:

“Liệu có bộ từ khóa nào mà đối thủ bỏ quên mà người dùng vẫn hàng ngày Search hay không?”
“Liệu có bộ từ khóa nào mà có lượng Search, ít cạnh tranh mà đối thủ không biết không?”


… tôi tìm ra CÂU TRẢ LỜI.

Bài viết này tôi sẽ hướng dẫn bạn 2 cách để có thể tìm ra bộ từ khóa bị bỏ quên. Vậy thôi, với 2 cách này bạn sẽ tha hồ mà triển khai cho dự án đang đi vào bế tắc của mình

Còn với học viên khóa SEO của tôi sẽ có thêm 1 vài cách khác nữa.
Bây giờ, tôi sẽ định nghĩa về TỪ KHÓA BỎ QUÊN nhé.

Với tôi, TỪ KHÓA BỎ QUÊN là từ khóa VIẾT BÀI 1 PHÁT -> Index -> Là lên TOP luôn.

Nhưng xin nhớ:
Từ khóa đó phải có lượng Search nhé !

Ví dụ:

Tôi tìm được 1 từ khóa bị bỏ quên là: “thiết kế phòng ngủ nhỏ 10m2”. Tôi viết 1 bài viết index sau 4 phút, nó lên TOP 3.



Và tất nhiên: Từ khóa đó PHẢI CÓ lượng Search:



Nếu chỉ dừng lại ở lên TOP từ khóa dễ thì tôi đã không trở thành “CHIÊN GIA SEO”. Thế nên trong nội dung bài viết đó, tôi thường ĐIỀU HƯỚNG về những TỪ KHÓA KHÓ mà tôi đã nghiên cứu ở Tools phía trên.

Để làm gì ạ? Mục đích là khiến khách hàng chuyển hướng về những từ khóa khó cần SEO để lên TOP một cách bền vững. Mà Website vẫn có Traffic tự nhiên mới hay chứ.
Thêm 1 ví dụ khác nhé: Từ khóa: “đơn giá hoàn thiện căn hộ chung cư”.

Trong khi mọi đối thủ của tôi viết về “Thiết kế nội thất” vì họ dùng Tools để nghiên cứu, Tools thì là máy.

Vì vậy, Tools chỉ gợi ý những từ khóa liên quan chặt chẽ đến “thiết kế nội thất” mà thôi.
Còn tôi, tôi viết về: “đơn giá hoàn thiện căn hộ chung cư”, Hehe.


Và tất nhiên, nó phải có lượng Search:



WAO !!!

Đến đây, chắc bạn đã định hình ra sự hiệu quả của bộ từ khóa “bị bỏ quên” này. Một tảng băng chìm mà chả có nhiều người biết để khai thác.
Cách 1: Tôi dùng Keywordtool.io bản trả phí

Bước 1: Lên Google Search ở chế độ ẩn danh từ khóa khó nhất của mình.




Bước 2: Liệt kê những DOMAIN CỦA ĐỐI THỦ đang đứng TOP.

Bước 3: Truy cập Keywordtool.io (Bản trả phí nhé) và Click vào Tab “Analyze Competitor” -> Cho domain của đối thủ vào.



Bước 4: Tìm tất cả những từ khóa KHÔNG CHỨA ĐỦ từ khóa chính của mình.

Bước 5: Dùng câu lệnh trên Google tìm kiếm:

allintitle:”từ khóa bỏ quên phía trên”
Để biết từ khóa nào nên viết trước, từ khóa nào nên viết sau.

Vd:

Tôi chọn được 1 bộ từ khóa bị bỏ quên là:

• tư vấn trang trí nội thất nhà ở
• nội thất rẻ và đẹp
• mẫu phòng ngủ đẹp cho nhà ống
• cách trang trí nội thất đẹp
• tủ nội thất phòng khách
• thiết kế nội thất bếp
• những kiểu trang trí phòng khách đẹp
• nhà đẹp 1 tầng 500 triệu 
• thiết kế phòng ngủ nhỏ 10m2 
• đơn giá hoàn thiện căn hộ chung cư 
• mẫu nhà bếp đẹp ở nông thôn
• giá vách ngăn gỗ phòng khách
Tôi sẽ dùng câu lệnh:

allintitle:”tư vấn trang trí nội thất nhà ở
trên Google tìm kiếm để biết có bao nhiêu kết quả viết chính xác từ khóa đó. 



Và tất nhiên: Các bạn nên chọn những kết quả Search ít nhất để viết bài thời gian đầu.
Cách 2: Tôi dùng Google Search Console

Bước 1: Truy cập Google Search Console -> Lưu lượng tìm kiếm -> tích vào: “Vị trí”




Bước 2: Kéo xuống phía dưới, click vào chữ “vị trí” để nó sắp xếp vị trí trung bình từ thấp đến cao.



Bước 3: Chọn những kết quả có vị trí trung bình từ TOP 8 – TOP 15 để viết bài.



Bạn thấy đấy, đó là những từ khóa có lượng Click và có vị trí mà đôi khi chúng ta không biết.

Thời gian đó tôi viết về “bàn ăn xếp gọn”, “nhà đẹp nông thôn”, “nhà trệt đẹp”,… Còn đối thủ thì cứ mải miết viết những bài về “Thiết kế nội thất”. Hahaha
Bước 4: Tất nhiên vẫn là dùng câu lệnh trứ danh “allintitle” như cách 1 để biết viết nội dung nào trước, nội dung nào sau.

3. Nghiên cứu từ khóa ngách


Chúng ta cùng xem 1 slide trong buổi học về nghiên cứu từ khóa của tôi khi nói về TỪ KHÓA NGÁCH nhé:


Theo như tôi định nghĩa thì TỪ KHÓA NGÁCH là từ khóa không chứa từ khóa chính nhưng…
… khiến NGƯỜI DÙNG QUAN TÂM.
Đó là những chủ đề mà người dùng muốn đọc. Tôi thích sáng tạo những chủ đề như vậy.

VD: Ở Slide trên khi nhắc về từ khóa “bóng đá”, cá nhân tôi sẽ nghĩ đến: “Ngoại hạng anh”, “CR7”, “Bóng sân 7”,… Vì vậy nếu ai viết về những nội dung ngách này, tôi sẽ đọc.
Mai sau các bạn có thể chia từ khóa ngách theo “TÍNH CÁCH NGƯỜI MUA” để tìm:

Đó là:

– Theo giới tính
– Theo tuổi tác
– Theo thu nhập
– Theo thói quen và sở thích
– Theo những điều mà khách hàng mong muốn
– …
VD: Khi tôi viết về “Bóng đá” tôi chia theo giới tính. Nếu người đọc là nam tôi sẽ viết về “CR7”, “Laliga”, “Cúp C1”…

Nếu người đọc là nữ tôi viết về “những đêm mất ngủ” của Vợ khi thằng chồng cứ 1h45 là dậy để lọ mọ xem bóng đá.

Vậy đấy, khi chia theo TÍNH CÁCH NGƯỜI MUA bạn sẽ có cả đống từ khóa ngách mà người dùng muốn quan tâm.
Mà khi họ quan tâm, chắc chắn nó là bài viết tốt rồi. Và lẽ dĩ ngẫu, chúng ta có thể CTA (Kêu gọi hành động) trong nội dung bài viết về những từ khóa khó của mình.

VD1: Chủ đề “mẫu nhà đẹp” theo THU NHẬP



VD2: Chủ đề “bàn ăn thông minh” theo DIỆN TÍCH PHÒNG



VD3: Chủ đề “đồ gốm giá rẻ” theo KHÁCH HÀNG MONG MUỐN



Lời kết: Vậy là với 3 phần nghiên cứu từ khóa như trên, tôi đã giải cứu được một dự án khó khi đi vào bế tắc. Vì bài viết đã dài nên tôi không muốn viết thêm CHIẾN LƯỢC NỘI DUNG cho từng bộ từ khóa.

Thế nên, các bạn nên đăng ký nhận Email các bài viết mới nhất của tôi. Để có thể đón đọc bài viết về “CHIẾN LƯỢC NỘI DUNG” cho từng bộ từ khóa mà tôi sẽ xuất bản trong thời gian tới.

Được tạo bởi Blogger.